Tháng Thanh niên 2024 tại Quảng Bình: Gửi thông điệp xung kích từ miền núi
Ngày 11.2, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa cạn 2025.Kế hoạch nhằm sẵn sàng các kịch bản ứng phó nguy cơ về nguồn nước, tăng cường phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể các đơn vị; kịp thời thông tin, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.Trong đó, các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) có nguy cơ ảnh hưởng cấp nước cho TP.Đà Nẵng để phát hiện các bất thường về lưu lượng, mực nước. Đồng thời, theo dõi các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong vận hành hồ chứa. Tất cả nhằm đảm bảo cấp nước cho TP.Đà Nẵng đến cuối mùa cạn và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn tại Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000 mg/lít (nhiễm mặn không thể khai thác), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có thẩm quyền điều hành vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của hồ A Vương, sông Bung 4 - 4A - 5 - 6, Đắk Mi 4, sông Côn 2 bậc 1, đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn, cho đến khi độ mặn thấp hơn 700 mg/lít trong 12 giờ liên tục.TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế và cao trình phù hợp để ngăn mặn khi cần thiết.Nếu tất cả phương án không đảm bảo cấp nước, TP.Đà Nẵng sẽ đắp đập tạm trên sông Cẩm Lệ để ngăn mặn.TP.Đà Nẵng cũng phối hợp tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch hoạt động của Ban điều phối quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ 2 tỉnh, thành trong năm 2025, nhằm kiến nghị Trung ương về các giải pháp ứng phó diễn biến bất thường. Nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở rộng từ tháng 4 đến tháng 6, có thể các hồ thủy điện trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn được huy động phát điện, gây nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn gia tăng trên sông Cầu Đỏ.Trong khi chờ Bộ NN-PTNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch, Bàu Nít, Thanh Quýt, Hà Thanh, UBND TP.Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT có giải pháp khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ, thất thoát nước.Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục được vinh danh Công ty dược hàng đầu Việt Nam
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT, yêu cầu tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lý sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.Lý giải với PV Thanh Niên về quy định "không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), phân tích: "Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt".Theo ông Thành, nếu chúng ta quy định môn thứ ba là cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác, dẫn tới học sinh học không được toàn diện, thiệt thòi trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn, cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này."Chẳng hạn, nếu như quy định ba môn toán, văn và tiếng Anh, các em học sinh sẽ chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử, địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên...", ông Thành dẫn chứng.Đề cập đến quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31.3 hàng năm, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết, quy định này nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi. Đồng thời, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.
Mitsubishi Mirage 10 năm tuổi, xe số tự động hiếm có tầm giá 200 triệu đồng
Làng hoa Tân Ba nằm bên đường ĐT.743B thuộc địa phận khu phố Tân Ba (P.Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Bình Dương) giáp ranh với Đồng Nai, hình thành từ hàng chục năm trước.Tân Ba là làng hoa lớn nhất ở Bình Dương với diện tích trên 8ha do các xã viên của HTX Nông nghiệp Tân Ba gieo trồng.Các loại hoa được người dân ưa chuộng để chưng và cúng trong dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng giêng là hoa cúc màu cam và hoa đồng tiền màu tím với mong ước một năm mới đầy may mắn, tài lộc.Ông Bảy, xã viên của HTX Nông nghiệp Tân Ba cho biết để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, hoa thường được trồng vào tháng 11 dương lịch; còn hoa phục vụ rằm tháng giêng trồng sau khoảng 20 ngày.Thời điểm làng hoa khoe sắc rực rỡ nhất là khoảng từ ngày 20.12 (âm lịch) hằng năm đã thu hàng ngàn người dân từ Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM đến check-in và chụp hình lưu niệm.Cũng theo ông Bảy, để chuẩn bị cho vụ hoa tết, những người nông dân đã làm đất, ủ phân bón từ nhiều tháng trước khi trồng để diệt trừ nấm, sâu bệnh trong đất.Sau khi gieo hạt và nảy mầm hoa được chăm sóc, bón phân, tưới nước và phòng tránh côn trùng, rệp… do màu sắc của hoa sặc sỡ nên thường thu hút côn trùng.Vụ hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 theo đánh giá của người dân ở Tân Ba là thời tiết tương đối thuận lợi và hoa nở đều đẹp, cho một mùa bội thu.Hầu hết các vườn hoa ở làng hoa Tân Ba đều đã được thương lái đặt mua từ sớm rồi chờ đến kỳ thu hoạch chở đi các tỉnh tiêu thụ.
Với chủ đề "Đồng hành để vững bước", S-Race Online x School là dịp để thầy cô và học trò gắn kết cùng chinh phục thử thách, lan tỏa hình ảnh học đường khỏe mạnh. Ở nội dung cá nhân, các bạn học sinh, sinh viên tham gia thử thách được chia theo bậc học: 30 km (học sinh THCS); 45km (học sinh THPT); 60 km (sinh viên). Bên cạnh đó, S-Race Online x School dành riêng một thử thách 1.000 km cho các nhóm đối tượng khác nhau.
Hyundai Custin giảm 85 triệu đồng, giá thấp hơn Toyota Innova
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.